Zalo

Đậu hơi

Nhiệm vụ: dùng để khí trong lòng khuôn thoát ra, báo hiệu mức kim loại lỏng, làm giảm áp lực động của kim loại trong khuôn, đôi khi dùng để dẫn và bổ xung kim loại cho vật đúc.

Phân loại: 

  • Đậu hơi báo hiệu
  • Đậu hơi bổ xung

Tiết diện ngang: là hình tròn hoặc hình chữ nhật.

Vị trí: thường đặt ở vị trí cao nhất của vật đúc

Kết cấu của đậu hơi

Đậu ngót

Nhiệm vụ:

  • Bù đắp sự hao hụt kim loại cho qúa trình co khi vật đúc kết tinh.
  • Làm khu vực tập trung xỉ còn lại trong vật đúc.
  • Kiểm tra mức kim loại trong lòng khuôn.

Nguyên tắc bố trí đậu ngót:

  • Bố trí tại vùng kết tinh sau cùng của vật đúc. Đậu ngót phải được đặt vào chỗ thành vật đúc tập trung nhiều kim loại vì ở đó kim loại đông đặc chậm và co rút nhiều nhất.
  • Nên bố trí thông với mặt thoáng của khuôn, như thế sẽ kiểm tra được vật đúc đã điền đầy hay chưa.

Phân loại:

  • Đậu ngót hở: là loại thông với mặt thoáng của khuôn.
  • Đậu ngót ngầm: nằm trong hòm khuôn để bổ xung kim loại cho vật đúc.

Trong thực tế thường dùng các loại đậu ngót sau:

  • Đậu ngót hở: là đậu ngót thông với khí trời, do đó khi bổ sug kim loại cho vật đúc, ngoài trọng
    lượng của cột kim loại còn có áp lực của khí trời tác dụng lên mặt trên cột kim loại. Vì thế đậu ngót hở có ưu điểm là: bổ sung kim loại tốt, dễ quan sát khi rót, dễ chế tạo… nhưng cũng có một số khuyết điểm như: chiều cao đậu ngót phụ thuộc và chiều cao hòm khuôn, hao phí kim loại, chất bẩn dễ rơi và khuôn.

Đậu ngót hở thường

  • Đậu ngót ngầm: là đậu ngót không thông với khí trời mà nằm trong khuôn để bổ sung kim loại cho
    vật đúc. Đậu ngót ngầm dùng khi không thể dùng đậu ngót hở. Nó có những ưu điểm sau: chiều cao
    không phụ thuộc và chiều cao hòm khuôn nên ít tốn kim loại, sạch, tỷ lệ giữa diện tích bề mặt và
    tiết diện ngang của đậu ngót nhỏ nhất. Khuyết điểm của đậu ngót ngầm: khó quan sát, bổ sung kim loại kém và khó chế tạo. Để  khắc phục nhược điểm bổ sung kim loại kém, người ta đã dùng một số loại đậu ngót ngầm sau.
  • Đậu ngót có lõi dầu: Khi kim loại điền đầy vào khuôn và đậu ngót, dầu được nung nóng sẽ tạo khí
    ép và kim loại lỏng. Tùy theo mức độ co của vật đúc mà kim loại được điềm đầy từ đậu ngót và
    khuôn.
  • Đậu ngót khí ép: Người ta đăt bên trong đậu ngót cốc samôt hoặc cốc kim loại có đựng CaCO3 .
    Khi bị nung nóng CaCO3 phân hủy, tạo khí CO2 bay ra ép kim loại lỏng từ đậu ngót bổ sung cho vật
    đúc.
  • Đậu ngót có khí nén ngoài: Người ta đặt một ống thổi trong khuôn, đến đậu ngót và qua đó
    thổi khí nén để gây ra một áp lực cho đậu ngót.

Đậu ngót ngầm

Tham khảo