![]()
×
|
1. Chườm lạnh
Khi thấy bé nhà mình bị chảy máu cam, cha mẹ nên chườm túi nước đá hoặc khăn bông ướp lạnh lên trán và cổ, hoặc súc miệng bằng nước lạnh. Làm vậy sẽ khiến cho mạch máu co lại và làm giảm hiện tượng chảy máu.
2. Lấy hai ngón tay ép chặt hai bên cánh mũi
Khi gặp phải trường hợp này, cha mẹ có thể sử dụng ngón tay cái và ngón tay trỏ ép chặt hai cánh mũi 5-10 phút. Lúc này trẻ thở bằng miệng. Nếu xác định được hiện tượng này là chảy máu cam, cha mẹ vừa đồng thời ép chặt cánh mũi, đồng thời cho bé nhà mình ngồi xuống và đầu hơi cúi về trước để máu trong miệng được nhổ ra.
Nhiều người rất dễ suy nghĩ đến dùng giấy vệ sinh để cầm máu trong trường hợp này. Tuy nhiên, đây lại không phải là phương pháp tốt. Tùy tiện lấy giấy vệ sinh nhét vào lỗ mũi cũng dễ khiến nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, cha mẹ cũng tuyệt đối không để bé nhà mình ngửa cổ lên. Vì đây là một phương pháp sai lầm. Nếu làm vậy, có thể khiến cho trẻ bị sặc. Máu chảy xuống miệng.máu sẽ chảy xuống cổ gây buồn nôn và kích thích mạch máu co thắt dẫn đến máu chảy nhiều hơn.
3. Kịp thời đưa đến bệnh viện
Nếu áp dụng hai phương pháp trên mà máu không cầm được, thậm chí sắc mặt chuyển sang sắc thái tái nhợt và ra mồ hôi lạnh, cha mẹ nên nhanh đưa bé đến bệnh viện. Nếu bé nhà mình chảy máu cam nhiều lần, cũng cần đưa bé đến bệnh viện khám để kiểm tra xem liệu bé có phải bị viêm mũi, viêm xoang hoặc có khối u ở mũi hay không.
4. Chú ý chế độ ăn uống
Bé bị chảy máu cam không nên cho ăn đồ ăn có tính nóng. Nên cho bé ăn đồ ăn có tính mát, giàu protein, vitamin và sắt, như uống sữa bò, nước gạo, nước trái cây… Người bị chảy máu cam có thể ăn một số thức ăn lỏng, như cháo, mì, tránh uống rượu và ăn thực phẩm cay và cứng. Người hay bị chảy máu cam nên ăn rau tươi và trái cây.
5. Bổ sung nước
6. Không cho trẻ ngoáy lỗ mũi tùy tiện
Một số trẻ thường tùy tiện ngoáy mũi, hành động này dễ kích thích niêm mạc mũi gây nên hiện tượng chảy máu cam.
(Sưu tầm)