![]()
×
|
1/ Yêu cầu kỹ thuật
Ngoài các yêu cầu về độ chính xác khi cắt răng, quy trình công nghệ chế tạo bánh răng cần bảo đảm những yêu cầu kỹ thuật sau đây:
- Độ không đồng tâm giữa mặt lỗ và đường tròn cơ sở nằm trong khoảng 0,05 ¸ 0,1 mm.
- Độ không vuông giữa mặt đầu và tâm lỗ (hoặc trục) nằm trong khoảng 0,01 ¸ 0,015 mm trên 100 mm đường kính.
- Mặt lỗ và các cổ trục của trục răng được gia công đạt chính xác cấp 7.
- Độ nhám của các bề mặt trên đạt Ra = 1,25 ¸ 0,63.
- Các bề mặt kết cấu khác được gia công đạt cấp chính xác 8, 9,10 ; Độ nhám Ra = 10¸ 2,5 hay Rz = 40 ¸ 10
- Sau khi nhiệt luyện đạt độ cứng 55¸60 HRC, độ sâu khi thấm cacbon là 1¸2 mm
- Độ cứng các bề mặt không gia công thường đạt 180 ¸ 280 HB.
2/ Nhiệt luyện bánh răng
- Do yêu cầu làm việc, răng phải có độ cứng và độ bền cần thiết, không cho phép có vết nứt, vết cháy, biến dạng do nhiệt phải bé, cơ tính phải ổn định trong quá trình làm việc. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có chế độ nhiệt luyện thích hợp.
- Đối với các loại thép ít cacbon (kể cả thép hợp kim) sau khi cắt răng, người ta phải thấm cacbon.
- Với các bánh răng có yêu cầu tính chịu mòn cao, người ta phải thấm nitơ.
- Trước khi gia công phôi bánh răng thường được thường hóa hoặc tôi cải thiện để tăng cơ tính cắt gọt. Độ cứng cần đạt là 220¸280 HB.
- Sau khi cắt răng, bánh răng được được nhiệt luyện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với các bánh răng môđun và kích thước nhỏ thường được tôi thể tích, còn bánh răng có môđun lớn và kích thước lớn thường được tôi bằng dòng điện tần số cao.
- Phương pháp tôi bằng dòng điện có tần số cao thường có nhiều ưu điểm như dễ điều chỉnh độ sâu lớp thấm tôi, biến dạng bé, độ bóng bề mặt không giảm nhiều. Tuy nhiên vốn đầu tư vào thiết bị cao, mỗi vòng răng phải có vòng nung khác nhau nên không thích hợp với sản xuất nhỏ, đơn chiếc.